chuyennhathanh
08-01-2019, 12:22 PM
chuyển nhà thành hưng hà nội (https://chuyennhathanhhunghanoi.com/) năm 2015, ngôi nhà rộng hơn 150 m2 xây 5 tầng của vợ chồng chị Khánh ở Thảo Điền, quận 2 hoàn thành sau 14 tháng thi công. Ngôi nhà do chính chồng chị - một nhà kinh doanh đồng thời là một kiến trúc sư nghiệp dư thiết kế, mang phong cách những ngôi biệt thự ở Bali, với hồ nước, nhiều cây xanh, nhiều giếng trời và cửa sổ thông gió. Đặc biệt, lúc đó anh chị rất tự hào khoe với bạn bè về khu vườn thẳng đứng trong nhà có số tiền đầu tư hơn 200 triệu đồng.
Khu vườn là một hệ thống gồm 99 chậu cây nhỏ bằng sắt, được hàn với nhau thành một tấm bảng lớn, treo kín bức tường thông giữa tầng một (phòng ăn liên thông phòng bếp) và tầng hai (phòng khách). Trong mỗi cái chậu nhỏ chứa đất xơ dừa và trồng được 1-2 cây cảnh nhỏ. Toàn bộ "bức tường" trồng ba loại cây khác nhau, hai loại lá xanh là dương xỉ và trầu bà, một loại lá đỏ là vạn lộc. Các loại cây được trồng thành từng đường ziczac để tạo vẻ sinh động, đẹp mắt cho cả "bức tường cây". Khu vườn có hệ thống tưới nước tự động và cũng có thể tự làm thác đổ. Hàng ngày, chị Khánh thuê một người thợ đến chăm khu vườn thẳng đứng cùng các chậu cây trong nhà với giá 6 triệu đồng/tháng.
Mặc dù có nhân viên chuyên nghiệp chăm nhưng khu vườn vẫn không phát triển đúng như mong muốn. Sau 3 tháng, gần như tất cả các cây thay lá khiến khu vườn khá xác xơ. Cây ở khu vực hứng được nắng nhiều hơn phát triển nhanh hơn khu vực không có nắng. Qua thời gian, bức tranh màu sắc ban đầu cũng không còn nữa. Rồi lá rơi xuống hồ nước, giun xuất hiện trong đất khiến vợ chồng chị bắt đầu chán.
Sau một năm, vợ chồng chị quyết định gỡ bỏ khu vườn thẳng đứng. "Mỗi tháng tiết kiệm được 6 triệu tiền thuê người, rồi tiền nước, tiền cây và quan trọng là thấy thoải mái hơn hẳn, không sợ giun hay lá rụng. Bỏ khu vườn đi, nhà vẫn xanh, thoáng mà có cảm giác sạch sẽ hơn hẳn", chị Khánh kể.
https://i-giadinh.vnecdn.net/2019/01/06/1aaok-9347-1546781051.jpg
Vườn trong nhà thường rất khó chăm sóc và các cây dễ chết. Ảnh: Inhabitat.
Từng rất tự hào vì có một khu vườn nhỏ ở góc phòng khách, ngay dưới giếng trời, anh Tâm (Gò Vấp, TP HCM) cũng vừa quyết định bứng hết cây trồng sang chậu và san bằng khu vườn.
"Lúc mới trồng, cây xanh mướt, nhìn rất thích. Sau đó, cây thay lá rồi héo làm xấu cả phòng khách". Anh Tâm nhớ có thời điểm một ngày anh phải quét lá trong phòng tới 3 lần mà lúc nào cũng có lá rụng. Gia đình anh đã phải thay mấy đời cây kể từ đầu năm 2017 đến giờ, lúc trồng khế, lúc trồng ổi, lúc trồng chanh, chưa kể cỏ tóc tiên, hoa mười giờ...
Tuy nhiên, lý do chính khiến anh phá vườn là rễ một số cây phát triển tốt quá đã làm viên gạch ốp bồn cây bị nứt. "Ngoài ra, trồng cây trong nhà có nghĩa là bạn chấp nhận chân tường xung quanh vườn cây ẩm mốc, có thể gặp giun trong đất, sâu trên lá, hay thỉnh thoảng có con ong, con bọ bay lạc vào nhà", anh Tâm chia sẻ.
Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà (Hà Nội) cho rằng cây xanh giúp cân bằng độ ẩm, thanh lọc không khí trong nhà và khiến gia chủ gần gũi hơn với thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu muốn làm vườn hay trồng một vài cây trong nhà, gia chủ cần lưu ý đến kích thước và vị trí của không gian mình đang ở để có thể sở hữu loại cây phù hợp. "Ngoài ra, bạn cần tính đến khả năng chống muỗi nếu làm cả vườn cây trong nhà", kiến trúc sư Hà cảnh báo.
https://i-giadinh.vnecdn.net/2019/01/06/1-7730-1546781051.jpg
Cây xanh trồng trong nhà ở Singapore đã được xử lý chống muỗi. Ảnh: Đoàn Thanh Hà.
Kiến trúc Phạm Thanh Truyền (TP HCM) cũng đồng tình trồng cây xanh trong nhà có ưu điểm là tạo cảnh quan, giúp con người cảm giác được gần gũi thiên nhiên. Thông thường muốn trồng được cây trong nhà, thiết kế không gian đó phải thoáng đãng, đủ ánh sáng nên khi đó con người cảm thấy thoải mái.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì làm vườn trong nhà cũng có rất nhiều nhược điểm. Đầu tiên là mức đầu tư tốn kém hơn nhiều hơn so với việc bạn chỉ để vài chậu cây nhỏ. Ngoài ra, gia chủ phải tốn công sức và thời gian chăm sóc vườn, như phải dọn lá rụng, bón phân, bắt sâu bọ. Đặc biệt, nếu không trồng đúng kỹ thuật thì cây sẽ nhanh chết hoặc sẽ phá hỏng công trình. Đa phần cây trong nội thất chỉ sống được thời gian ngắn, sau đó phải thay cây khác.
"Tôi vẫn khuyên khách hàng của mình hãy trồng cây xanh bên ngoài nhà hơn là cố gán ghép trồng bên trong nhà. Vì cây sống trong nhà là đi ngược về quy trình sinh thái. Gần đây, một số gia chủ vẫn thích trồng cây xanh bên trong nội thất, nhưng chỉ được thời gian đầu, sau đó thì cây chết sạch. Bên trong nội thất thiết kế sao cho thoáng, tiếp cận được thiên nhiên bên ngoài, có đối lưu thông khí tốt, như vậy là tốt lắm rồi", kiến trúc sư Truyền nhận xét.
Cả hai kiến trúc sư đều cho rằng, với không gian nội thất, thay vì làm vườn, nên trồng những cây vừa phải trong những chậu nhỏ sẽ phù hợp hơn. Vì như thế, bạn có thể dễ dàng thay đổi môi trường sống cho cây, giúp kéo dài được sự thích nghi của cây với môi trường thiếu ánh sáng. "Bạn có thể chọn các cây treo như thường xuân, vạn niên thanh hoặc trồng trong chậu với cây hạnh phúc, thiết mộc lan, cây ngũ gia bì (có khả năng đuổi muỗi)...", kiến trúc sư Hà khuyên.
Khu vườn là một hệ thống gồm 99 chậu cây nhỏ bằng sắt, được hàn với nhau thành một tấm bảng lớn, treo kín bức tường thông giữa tầng một (phòng ăn liên thông phòng bếp) và tầng hai (phòng khách). Trong mỗi cái chậu nhỏ chứa đất xơ dừa và trồng được 1-2 cây cảnh nhỏ. Toàn bộ "bức tường" trồng ba loại cây khác nhau, hai loại lá xanh là dương xỉ và trầu bà, một loại lá đỏ là vạn lộc. Các loại cây được trồng thành từng đường ziczac để tạo vẻ sinh động, đẹp mắt cho cả "bức tường cây". Khu vườn có hệ thống tưới nước tự động và cũng có thể tự làm thác đổ. Hàng ngày, chị Khánh thuê một người thợ đến chăm khu vườn thẳng đứng cùng các chậu cây trong nhà với giá 6 triệu đồng/tháng.
Mặc dù có nhân viên chuyên nghiệp chăm nhưng khu vườn vẫn không phát triển đúng như mong muốn. Sau 3 tháng, gần như tất cả các cây thay lá khiến khu vườn khá xác xơ. Cây ở khu vực hứng được nắng nhiều hơn phát triển nhanh hơn khu vực không có nắng. Qua thời gian, bức tranh màu sắc ban đầu cũng không còn nữa. Rồi lá rơi xuống hồ nước, giun xuất hiện trong đất khiến vợ chồng chị bắt đầu chán.
Sau một năm, vợ chồng chị quyết định gỡ bỏ khu vườn thẳng đứng. "Mỗi tháng tiết kiệm được 6 triệu tiền thuê người, rồi tiền nước, tiền cây và quan trọng là thấy thoải mái hơn hẳn, không sợ giun hay lá rụng. Bỏ khu vườn đi, nhà vẫn xanh, thoáng mà có cảm giác sạch sẽ hơn hẳn", chị Khánh kể.
https://i-giadinh.vnecdn.net/2019/01/06/1aaok-9347-1546781051.jpg
Vườn trong nhà thường rất khó chăm sóc và các cây dễ chết. Ảnh: Inhabitat.
Từng rất tự hào vì có một khu vườn nhỏ ở góc phòng khách, ngay dưới giếng trời, anh Tâm (Gò Vấp, TP HCM) cũng vừa quyết định bứng hết cây trồng sang chậu và san bằng khu vườn.
"Lúc mới trồng, cây xanh mướt, nhìn rất thích. Sau đó, cây thay lá rồi héo làm xấu cả phòng khách". Anh Tâm nhớ có thời điểm một ngày anh phải quét lá trong phòng tới 3 lần mà lúc nào cũng có lá rụng. Gia đình anh đã phải thay mấy đời cây kể từ đầu năm 2017 đến giờ, lúc trồng khế, lúc trồng ổi, lúc trồng chanh, chưa kể cỏ tóc tiên, hoa mười giờ...
Tuy nhiên, lý do chính khiến anh phá vườn là rễ một số cây phát triển tốt quá đã làm viên gạch ốp bồn cây bị nứt. "Ngoài ra, trồng cây trong nhà có nghĩa là bạn chấp nhận chân tường xung quanh vườn cây ẩm mốc, có thể gặp giun trong đất, sâu trên lá, hay thỉnh thoảng có con ong, con bọ bay lạc vào nhà", anh Tâm chia sẻ.
Kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà (Hà Nội) cho rằng cây xanh giúp cân bằng độ ẩm, thanh lọc không khí trong nhà và khiến gia chủ gần gũi hơn với thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu muốn làm vườn hay trồng một vài cây trong nhà, gia chủ cần lưu ý đến kích thước và vị trí của không gian mình đang ở để có thể sở hữu loại cây phù hợp. "Ngoài ra, bạn cần tính đến khả năng chống muỗi nếu làm cả vườn cây trong nhà", kiến trúc sư Hà cảnh báo.
https://i-giadinh.vnecdn.net/2019/01/06/1-7730-1546781051.jpg
Cây xanh trồng trong nhà ở Singapore đã được xử lý chống muỗi. Ảnh: Đoàn Thanh Hà.
Kiến trúc Phạm Thanh Truyền (TP HCM) cũng đồng tình trồng cây xanh trong nhà có ưu điểm là tạo cảnh quan, giúp con người cảm giác được gần gũi thiên nhiên. Thông thường muốn trồng được cây trong nhà, thiết kế không gian đó phải thoáng đãng, đủ ánh sáng nên khi đó con người cảm thấy thoải mái.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì làm vườn trong nhà cũng có rất nhiều nhược điểm. Đầu tiên là mức đầu tư tốn kém hơn nhiều hơn so với việc bạn chỉ để vài chậu cây nhỏ. Ngoài ra, gia chủ phải tốn công sức và thời gian chăm sóc vườn, như phải dọn lá rụng, bón phân, bắt sâu bọ. Đặc biệt, nếu không trồng đúng kỹ thuật thì cây sẽ nhanh chết hoặc sẽ phá hỏng công trình. Đa phần cây trong nội thất chỉ sống được thời gian ngắn, sau đó phải thay cây khác.
"Tôi vẫn khuyên khách hàng của mình hãy trồng cây xanh bên ngoài nhà hơn là cố gán ghép trồng bên trong nhà. Vì cây sống trong nhà là đi ngược về quy trình sinh thái. Gần đây, một số gia chủ vẫn thích trồng cây xanh bên trong nội thất, nhưng chỉ được thời gian đầu, sau đó thì cây chết sạch. Bên trong nội thất thiết kế sao cho thoáng, tiếp cận được thiên nhiên bên ngoài, có đối lưu thông khí tốt, như vậy là tốt lắm rồi", kiến trúc sư Truyền nhận xét.
Cả hai kiến trúc sư đều cho rằng, với không gian nội thất, thay vì làm vườn, nên trồng những cây vừa phải trong những chậu nhỏ sẽ phù hợp hơn. Vì như thế, bạn có thể dễ dàng thay đổi môi trường sống cho cây, giúp kéo dài được sự thích nghi của cây với môi trường thiếu ánh sáng. "Bạn có thể chọn các cây treo như thường xuân, vạn niên thanh hoặc trồng trong chậu với cây hạnh phúc, thiết mộc lan, cây ngũ gia bì (có khả năng đuổi muỗi)...", kiến trúc sư Hà khuyên.