|
|
Công cụ bài viết | Kiểu hiển thị |
|
#1
|
|||
|
|||
Tập đoàn TH True Milk liên tiếp thua lỗ “nặng” với các khoản nợ “khó trả” ?
Với những số liệu tài chính “biết nói”, theo các chuyên gia, TH True Milk thực sự trở thành “nỗi lo” của các “chủ nợ” khi liên tục thua lỗ “nặng nề” với các khoản vay nợ “khó trả” và các vấn đề về “cách chi tiêu”? Công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH (TH True Milk) thành lập vào cuối năm 2009, đầu năm 2010 thuộc Tập đoàn TH. TH True Milk đã có đóng góp đáng kể cho sự phát triển của xã hội trong việc mạnh dạn xây dựng mô hình “siêu trang trại”, giúp nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng sữa nguyên liệu trong nước, khởi xướng hạn chế việc nhập khẩu sữa nguyên liệu từ nước ngoài, ưu tiên dùng sản phẩm trong nước “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Hiện nay, Tập đoàn TH sở hữu rất nhiều công ty thành viên như: Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH (TH True Milk – phụ trách trang trại), Công ty Cổ phần Sữa TH (THM – phụ trách sản xuất), Công ty Cổ phần Chuỗi thực phẩm TH (THFC, phụ trách phân phối), Công ty Cổ phần Ứng dụng Công nghệ cao Nông nghiệp và Thực phẩm sữa TH… TH True Milk Đầu tiên, sau khi thành lập cuối năm 2009, năm 2010 các sản phẩm sữa tươi, sữa tiệt trùng của TH True Milk được truyền thông quảng cáo rộng rãi. Bản thân bà Thái Hương chia sẻ kỳ vọng sẽ đưa TH True Milk “sớm vươn lên tầm cao mới và thực hiện nhiều sứ mệnh cao cả” với các sản phẩm sạch từ thiên nhiên và bà đã từng khẳng định như 1 lời hứa rằng: Đến năm 2015, nhà máy TH True Milk sẽ đạt doanh số 3.700 tỷ đồng. Khi đó TH Milk sẽ chiếm tới 50% thị phần sữa tươi tại Việt Nam? Thế nhưng, trên thực tế, theo các số liệu tài chính trong năm 2015, doanh thu của TH True Milk chỉ đạt 2.674 tỷ đồng, bằng 72% con số kỳ vọng của bà Thái Hương. Vì vậy, năm 2015, TH True Milk chỉ kiếm được gần 58 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Điều đó có nghĩa 1 đồng vốn của TH True Milk chỉ mang về cho công ty 0,015 đồng lợi nhuận. Như thế, đi ngược lại lời hứa của bà Thái Hương, TH True Milk cho đến nay vẫn không thể thay thế ngôi vị dẫn đầu của Vinamilk (Vinamilk đang chiếm 40% thị phần trên thị trường sữa tươi Việt Nam). Trong khi đó, vào năm 2015, doanh thu của công ty mẹ Vinamilk lên tới 38.010 tỷ đồng, cao gấp 14 lần doanh thu của TH True Milk. Tiếp đó là những khoản lỗ lên tới hàng ngàn tỷ đồng: Theo báo cáo tài chính riêng năm 2016 của TH True Milk, tại thời điểm đầu năm, vốn chủ sở hữu của TH True Milk hao hụt tới 1.603 tỷ đồng và tại thời điểm cuối năm, do công ty lãi hơn 130 tỷ đồng, nên vốn chủ sở hữu của TH còn là 2.385 tỷ?! Mặc dù vậy, vốn cổ phần của công ty này lên tới 3.800 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa, vốn sở hữu của TH đã “âm” tới 1.415 tỷ đồng, tương ứng 37% vốn góp của cổ đông. Vốn góp cổ đông tại TH True Milk có thể còn bốc hơi nhiều hơn nếu tính chung cả hoạt động của công ty mẹ và các công ty con? Cùng với nguồn vốn, tổng tài sản cũng hao hụt mạnh. Tại thời điểm 31/12/2016, tổng tài sản của TH True Milk đạt 10.006 tỷ đồng, giảm 401 tỷ đồng, tương ứng 3,9% so với thời điểm đầu năm. Những khoản nợ “khổng lồ” trở thành “nợ khó đòi”? Bên cạnh khoản thua lỗ “khủng”, TH True Milk phải gánh chịu khoản nợ khổng lồ. Cuối năm 2015, nợ phải trả của TH True Milk lên tới 8.152 tỷ đồng, cao gấp 3,6 lần vốn chủ sở hữu. Tới năm 2016, nợ phải trả vẫn cao gấp 3,2 lần so với vốn chủ sở hữu. Cụ thể, tại thời điểm 31/12/2016, tổng nợ phải trả của TH True Milk dù giảm nhưng vẫn lên tới 7.621 tỷ đồng, chiếm tới 76,2% tổng nguồn vốn. Con số này cho thấy TH True Milk sống chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay? Mặt khác, hiện tại TH True Milk phải chịu áp lực vì các chi phí lãi vay quá lớn với những khoản nợ. Đặc biệt, lần lượt trong những năm 2014, 2015 và 2016, TH True Milk lần lượt phải rút hầu bao 590 tỷ đồng, 515 tỷ đồng và 564 tỷ đồng để trả nợ. Trong khi đó, lợi nhuận của các năm này chỉ là 27 tỷ đồng, 58 tỷ đồng và 130 tỷ đồng. Vài năm trước đó, TH True Milk thậm chí còn thua lỗ nặng nề như 2015 lỗ 421 tỷ đồng, năm 2016 lỗ 183 tỷ đồng. Về khả năng thanh khoản của TH True Milk: Mặc dù trong báo cáo tài chính công ty mẹ năm 2016, TH True Milk khẳng định: “Không có lý do gì để Ban Giám đốc công ty cho rằng công ty sẽ không thể thanh toán các khoản nợ phải trả khi đến hạn”. Tuy thế, trong các số liệu báo cáo năm 2016 lại không thể “bảo đảm” cho khẳng định đó của TH True Milk. Cụ thể: Tổng nợ vay ngân hàng của TH True Milk là 5.476 tỷ đồng, trong đó các khoản nợ vay ngắn hạn là 1.150 tỷ đồng. Đặc biệt, tiền mặt và các khoản tương đương tiền của TH True Milk chỉ là 28,5 tỷ đồng. Ngoài ra, số liệu thống kê cho thấy hoạt động tài chính của TH True Milk thật sự “có vấn đề”, vì chỉ số Khả năng thanh toán ngắn hạn (Tổng tài sản ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn) của TH True Milk không thể đạt mức hoạt động tài chính “an toàn” khi: Trong các năm 2014, 2015 và 2016, chỉ số này của TH True Milk lần lượt đạt 0,6%, 0,45% và 0,64%… Đối với vấn đề nghiêm trọng trong khả năng thanh khoản của TH True Milk, các ngân hàng đã cho TH True Milk vay vốn đang trong tình trạng“khốn đốn” và nguy cơ mất vốn. Trong số các chủ nợ của TH True Milk, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacA Bank) là chủ nợ lớn nhất cũng là đơn vị tư vấn tài chính cho TH True Milk khi họ bắt đầu thành lập: Cụ thể, tại thời điểm 31/12/2016, tổng nợ của TH True Milk lên đến 794 tỷ đồng, chiếm 16% vốn điều lệ của BacA Bank. Trong đó có 478 tỷ đồng là nợ ngắn hạn, 316 tỷ đồng là nợ dài hạn với lãi suất lên tới 12,5 – 15%/năm. Mà một điều ngạc nhiên là các khoản nợ (cả ngắn hạn và dài hạn) của TH True Milk tại BacA Bank đều không cần tài sản đảm bảo? Phải chăng là do TH True Milk và BacA Bank có quan hệ “người nhà” mật thiết? th true milk lien tuc thua lo nang voi cac khoan vay no kho tra BacA Bank là chủ nợ lớn nhất của TH True Milk Đến thời điểm cuối quý 3 năm 2018, nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng này tăng từ 382 tỷ đồng đầu năm 2017 lên 420 tỷ đồng. Sau khi đã có khoản vay trở thành “nợ khó đòi” ở BacA Bank và các ngân hàng khác, các công ty thành viên của Tập đoàn TH không thể tiếp tục vay tiền ở ngân hàng được nữa, nên họ thông qua “chân rết” như Logistic SC (địa chỉ 166 Nguyễn Thái Học, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An – cùng địa chỉ với Công ty Cổ phần Chuỗi thực phẩm TH) vay tiền ngân hàng hàng rồi cho các công ty thuộc Tập đoàn TH vay lại? Bởi với khoản vay hàng trăm tỷ đồng tại BacA Bank, Logistic SC mang tiền cho các công ty thành viên Tập đoàn TH vay lại với lãi suất “rẻ mạt” và cũng không cần bất kỳ tài sản đảm bảo nào? Theo báo cáo tài chính riêng năm 2016 của TH True Milk, Logistic SC cho đơn vị này vay 53 tỷ đồng, lãi suất 8%/năm kéo dài đến năm 2018. Một thực tế đáng lo ngại là tất cả các khoản nợ vay của TH True Milk cũng như các công ty thành viên của tập đoàn TH bao gồm các khoản nợ vay từ BacA bank trực tiếp cũng như gián tiếp vay thông qua Logistic SC khó có khả năng thu hồi? Bởi cũng theo lãnh đạo của TH True Milk: “Khả năng trả nợ của Công ty phụ thuộc vào khả năng Công ty có thể huy động thêm các khoản vay để tài trợ cho hoạt động của Công ty nhằm giúp Công ty có thể thanh toán các khoản phải trả khi đến hạn”. Như vậy, trên thực tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh của TH True Milk thật sự có vấn đề, doanh thu không đủ trang trải các khoản nợ, khả năng thanh khoản vô cùng yếu kém, họ đành phải lấy khoản vay mới, để thanh toán các khoản vay cũ? Liệu đến bao giờ các chủ nợ mới có thể thu hồi hết các khoản nợ vay từ TH True Milk? “Thua lỗ nặng”và các khoản nợ “khủng” khó trả, TH True Milk vẫn trả lương lãnh đạo bạc tỷ? Mặc dù sản xuất, kinh doanh thua lỗ, TH True Milk vẫn “rộng tay” trả lương “cao ngất” cho đội ngũ lãnh đạo. Cụ thể, trong năm 2014, dù phải gánh khoản lỗ lũy kế lên đến 1.650 tỷ đồng nhưng TH True Milk vẫn chi gần 12 tỷ đồng cho ban giám đốc. Bình quân, mỗi thành viên ban giám đốc được trả tới 3 tỷ đồng/người/năm, tương đương 250 triệu đồng/người/tháng. Sang năm 2015, quỹ thù lao cho “dàn sếp” này giảm xuống chỉ 8,6 tỷ đồng. Dù vậy, thu nhập bình quân của mỗi sếp vẫn lên tới 2,15 tỷ đồng/người/năm, tương đương 179 triệu đồng/người/tháng. Đến năm 2016 là năm kém “thu” nhất của ban giám đốc khi tổng lương thưởng dành cho các “sếp” giảm xuống chỉ còn 4,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, trung bình, mỗi sếp nhận hơn 1 tỷ đồng/năm, tương đương 85 triệu đồng/ người/tháng. Với những khoản lương “hậu hĩnh” như trên, phải chăng ban lãnh đạo TH True Milk nên tổ chức cuộc họp “nghiêm túc” kiểm điểm và tìm ra phương hướng giải quyết hiệu quả, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, mang lại doanh thu thực chất, trả nợ các khoản vay, vực dậy và phát triển công ty đi lên? |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|