#1
|
|||
|
|||
Tiêu chảy cấp là gì? các nguyên nhân và triệu chứng từ A - Z
Bệnh tiêu chảy có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Vậy bạn đã biết gì về các nguyên nhân, triệu chứng tiêu chảy cấp cũng như chế độ dinh dưỡng ở các bệnh nhân? Cùng tìm hiểu kỹ về căn bệnh này dưới bài viết sau đây để biết thêm thông tin và có cách điều trị phù hợp nhé. Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy Trước khi tìm hiểu nguyên nhân, ta cần trả lời cho câu hỏi vậy: Tiêu chảy cấp là gì? Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài nhiều lần, phân lỏng làm cho cơ thể mệt mỏi, kiệt sức trong khoảng từ một đến vài ngày. Không thể coi thường bệnh tiêu chảy, nếu bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến mất nước, trụy tim mạch và nguy cơ tử vong. Không phải tự nhiên mà chúng ta mắc phải căn bệnh nguy hiểm này, dưới đây có thể kể đến một số nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy như: - Tình trạng stress và căng thẳng - Nhiễm khuẩn các loại viruts, vi khuẩn và ký sinh trùng - Ăn phải thức ăn ôi thiu, uống phải nguồn nước nhiễm bẩn - Uống rượu bia quá nhiều, sinh hoạt không khoa học - Cũng có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Tìm hiểu thêm: Bệnh tiêu chảy cấp - nguyên nhân và cách phòng ngừa Triệu chứng của bệnh tiêu chảy là gì? Trên thực tế, những triệu chứng của bệnh tiêu chảy hay tiêu chảy cấp khá giống với tình trạng rối loạn tiêu hóa. Chính vì vậy cần theo dõi thật kỹ, và đưa ra đánh giá dựa trên các triệu chứng sau: Số lượng tình trạng đi ngoài thay đổi Đối với những người bị tiêu chảy nhiễm trùng thường bị đi ngoài liên tục, ít nhất 5 lần mỗi ngày. Nếu tình trạng phân lỏng đục nhiều, không kèm hiện tượng đau bụng và sốt thì nghi ngờ đó là do nhiễm khuẩn tả. Đi ngoài phân nát hoặc có màu khác biệt Biểu hiện tiêu chảy là phân chắc chắn sẽ có màu khác biệt, thể hiện chính là trạng thái và màu sắc khác thường. Hiện tượng phân nát, có màu đen và không kèm theo cục rất có thể bạn đã bị tiêu chảy cấp. Đôi khi tiêu chảy ra máu cũng là một triệu chứng khá nguy hiểm của bệnh này. Hay bị đau bụng buồn nôn Những người mắc chứng tiêu chảy sẽ thường kèm theo cơn đau bụng dữ dội, giảm đau sau mỗi lần đi ngoài. Bên cạnh hiện tượng buồn nôn hoặc nôn cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng mất nước trầm trọng ở người bị tiêu chảy nếu không chữa trị kịp thời. Người bệnh có biểu hiện sốt cao Đối với những bệnh nhân tiêu chảy cấp, thì số 38, 39 độ C là hiện tượng thường gặp. Cùng với đó, người bệnh có thân nhiệt không ổn định, lúc nóng lúc lạnh. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như bất tỉnh hoặc hôn mê sâu. Mất nước nhiều Như đã nhắc ở trên, những người bị tiêu chảy nhiễm trùng sẽ mất rất nhiều nước do hiện tượng đi ngoài và nôn. Khi đó, bệnh nhân sẽ có cảm giác khát nước, niêm mạc mắt bị khô, mất sự đàn hồi của da, tụt huyết áp hoặc đôi khi còn có tình trạng mệt ngất xỉu. Đau rát ở hậu môn Bệnh nhân tiêu chảy phải đi ngoài nhiều lần, đôi khi còn bị tiêu chảy ra máu dễ làm cho hậu môn bị đau rát. Ngoài ra, việc sử dụng giấy vệ sinh để làm sạch, cọ xát hậu môn cũng là nguyên nhân khiến hậu môn nóng rát. Bệnh tiêu chảy người lớn và trẻ em khác nhau như thế nào? Bệnh tiêu chảy đối với từng độ tuổi và thể trạng người thì có cách chữa trị khác nhau. Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ thường không thể tốt được như người lớn. Vậy nên, trẻ nhỏ có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn và lại không thể tự chăm sóc mình được. Do đó, bệnh tiêu chảy ở trẻ em rất nguy hiểm, ba mẹ cần phát hiện và có cách chăm sóc, chữa trị cho bé phù hợp. Thường thì tiêu chảy người lớn diễn ra do các thói quen sinh hoạt không tốt tự mình gây nên. Còn tiêu chảy ở trẻ nhỏ thì các bé thường mắc bệnh với những lý do nhiễm virut, vi khuẩn. Chủ yếu từ sự chăm sóc của người thân cũng như sức đề kháng của các bé. Bệnh tiêu chảy nên ăn gì? Khi bị tiêu chảy, bệnh nhân cần chú ý ăn uống cẩn thận để tránh bệnh tình thêm nghiêm trọng hơn. Nhiều người bệnh sẽ đặt câu hỏi: “Bị tiêu chảy ăn gì thì tốt ?”. Câu trả lời là nên ăn một số thực phẩm sau: - Củ, hoa quả: Chuối, hồng xiêm, ổi chín, táo… - Tinh bột: Gạo, bột gạo, khoai tây, … - Các loại thịt: Thịt gà, thịt lợn nạc… Bên cạnh đó, có thể bổ sung thêm sữa đậu nành hoặc các loại sữa ít lascote. Nhớ là uống thật nhiều nước để tránh tình trạng mất nước. Đối với câu hỏi: “bệnh tiêu chảy uống thuốc gì?”, thì không được nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc tây y có dược tính cao. Một số loại thuốc thảo dược lành tính, hoặc một số thuốc chuyên dụng có thể dùng với liều lượng theo chỉ định bác sĩ. Nếu như bệnh chuyển biến xấu cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị. Trên đây là một số thông tin cần biết về bệnh tiêu chảy, tiêu chảy cấp. Bạn nên chú trọng sinh hoạt và chế độ ăn uống vệ sinh để tránh nguy cơ mắc phải. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh! |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|