Trở lại   Chợ thông tin Cứu hộ Việt Nam > CÀ FÊ - GIẢI TRÍ - GIAO LƯU > Quảng cáo - Rao vặt - Mua bán
Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch

 
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 13-05-2018, 10:32 AM
moitvn moitvn đang online
Member
 
Tham gia ngày: Oct 2017
Bài gửi: 65
Mặc định Vì sao nên phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam?

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Vì sao nên phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam?




Phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu sử dụng năng lượng, góp phần chống biến đổi khí hậu, tạo tiền đề cho phát triển bền vững…

Năng lượng tái tạo giúp chống biến đổi khí hậu, tạo tiền đề phát triển bền vững



Hiện nay, các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt đã và đang đáp ứng phần lớn nhu cầu năng lượng của con người, tuy nhiên năng lượng hóa thạch là nguồn nguyên liệu không bền vững. Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch là một trong các nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu và thậm chí làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.

Hơn nữa, các nguồn nhiên liệu nói trên đang dần cạn kiệt, vì vậy việc nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng mới có khả năng tái tạo như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt hay năng lượng sinh khối là một nhu cầu tất yếu.




Từng phát biểu tại Hội nghị cấp cao nhân dịp lễ ra mắt Nhóm Đối tác năng lượng Việt Nam (VEPG) về vấn đề phát triển năng lượng tái tạo, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, trong bối cảnh chi phí công nghệ năng lượng tái tạo đang giảm, việc chuyển đổi năng lượng sang một nền kinh tế xanh hơn sẽ đóng góp vào chống biến đổi khí hậu bằng việc giảm nồng độ khí phát thải nhà kính tới mức an toàn.

Việc sử dụng năng lượng hiệu quả, đặc biệt là sử dụng năng lượng tái tạo sẽ nâng cao chất lượng không khí cho người dân, giảm rủi ro chính trị bằng việc hạn chế sự phụ thuộc vào nhập khẩu cũng như tạo ra phát triển xanh.




Liên quan tới vấn đề này, TS.Nguyễn Trịnh Hoàng Anh, giảng viên khoa Năng lượng, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội cũng đưa ra một số công trình nghiên cứu mang tính đột phá trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam từ việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vào cuộc sống.

Trong đó, đặc biệt nhất là sáng kiến thay thế việc đốt rơm rạ gây ô nhiễm bằng cách khí hóa rơm rạ để phát điện, nhiệt, phát triển trạm sạc cho xe đạp điện từ năng lượng mặt trời.

Nguồn năng lượng tái tạo phong phú, đa dạng



TS Đoàn Văn Bình - Viện trưởng Viện Khoa học Năng lượng - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng nước ta là quốc gia có nguồn năng lượng tái tạo phong phú, đa dạng như năng lượng gió, mặt trời, sinh khối, địa nhiệt, rác thải…

Trong 4 nước tại khu vực Đông Nam Á được Ngân hàng thế giới khảo sát về năng lượng gió thì Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất và hơn hẳn các quốc gia lân cận là Thái Lan, Lào và Campuchia. Không những thế, nước ta còn có tới 8,6% diện tích lãnh thổ được đánh giá có tiềm năng từ tốt đến rất tốt để xây dựng các trạm điện gió cỡ lớn.

Tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt 513.360 MW tức là bằng hơn 200 lần công suất của thủy điện Sơn La (con số này bao gồm cả gió trên biển, gió ở thềm lục địa và gió trên đất liền).



Về năng lượng mặt trời, tính từ vĩ tuyến 17 trở vào phía Nam, bức xạ mặt trời nhiều và ổn định trong suốt thời gian của năm, chỉ giảm khoảng 20% trong mùa mưa. Số giờ nắng trong năm ở miền Bắc là vào khoảng 1.500 – 1.700 giờ, ở miền Trung và miền Nam, là vào khoảng 2.000-2.600 giờ. Ngoài 2 nguồn năng lượng tái tạo kể trên chúng ta còn những nguồn năng lượng tái tạo khác như năng lượng sinh khối, khí sinh học, rác thải, địa nhiệt…

Như nguồn năng lượng về rác thải, tổng lượng rác thải toàn quốc khoảng gần 20 triệu tấn một năm, trong đó rác thải sinh hoạt chiếm 85% tương đương khoảng 15 triệu tấn/năm chủ yếu ở các khu đô thị và thành phố. Đây cũng là một nguồn đáng kể để chúng ta có thể sản xuất, biến đổi thành năng lượng.




Nhiều cơ chế ưu đãi

Không chỉ có những thuận lợi về tài nguyên Việt Nam hiện còn có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp có hướng phát triển năng lượng tái tạo.

Theo TS Đoàn Văn Bình, chính phủ đã có nhiều quyết định về cơ chế chính sách hỗ trợ, như: Quyết định 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 về cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch; Quyết định 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam; Quyết định 24/2014/QĐ-TTg ngày 24/3/2014 về cơ chế hỗ trợ phát triển dự án điện sinh khối tại Việt Nam; Quyết định 31/2014/QĐ-TTg ngày 05/05/2014 về cơ chế hỗ trợ phát triển dự án phát điện sử dụng chất thải rắn tại Việt Nam.




Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng có các Quyết định 18/2008/QĐ-BCT ngày 18/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về biểu giá chi phí tránh được và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo; Quyết định 22/QĐ-ĐTĐL ngày 02/04/2014 của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực ban hành biểu giá chi phí tránh được; hay Thông tư số 96/2012/TT-BTC ngày 08/6/2012 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió nối lưới.

Đến nay, được biết chúng ta có Quyết định 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/7/2011 cho cơ chế giá ưu đãi đối với điện gió (7,8 cent/kWh; nhưng giá này vẫn còn thấp so với thực tế). Đối với hỗ trợ từ quốc tế, tùy theo các dự án cụ thể và phù hợp với mục tiêu tài trợ của các tổ chức, sẽ có những hỗ trợ khác nhau.




Mới đây nhất, vào chiều ngày 21/6, đại diện Liên minh châu Âu cùng với Đức, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Ai-len, Italia, Lúc-xăm-bua, Xlô-va-kia, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết một Tuyên bố chung về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng bền vững.

Tuyên bố chung trên sẽ giúp tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, cụ thể là trong việc hỗ trợ các cam kết của Việt Nam trong việc cung cấp một cách hiệu quả năng lượng có chất lượng cao dành cho phát triển xã hội, đa dạng hóa trong đầu tư và mô hình kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng, phát triển một thị trường năng lượng cạnh tranh và thúc đẩy các nguồn năng lượng tái tạo cũng như sử dụng năng lượng hiệu quả.

Phong Lâm


Tập đoàn quốc tế INGETEAM
Thiết bị năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới
www.ingeteam.com

Văn phòng đại diện Ingeteam Việt Nam
Địa chỉ: 671 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội
Số điện thoại: 024 6658 8500
Ingeteam fanpage: https://www.facebook.com/ingeteamvietnam/

Ingeteam Việt Nam là chi nhánh của tập đoàn điện lực quốc tế Ingeteam chuyên về công nghệ liên quan đến điện.
Lĩnh vực của tập đoàn Ingeteam: tàu thủy, tàu điện, nhà máy công nghiệp, đặc biệt là năng lượng tái tạo như thủy điện, điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối.
Ingeteam là một công ty công nghệ tiên tiến, chuyên thiết kế các thiết bị điện tử điều khiển, điện, động cơ điện, máy phát, kỹ thuật điện và điện nhà máy.
Ingeteam luôn luôn tìm cách tối ưu hóa vấn sự tiêu thụ và tối đa hoá sự sản xuất năng lượng.
Trả lời với trích dẫn


 


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 10:27 PM

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.

SangNhuong.com thiết kế