#1
|
|||
|
|||
Gái Bắc điêu ngoa lại giả ngoan hiền?
Một bài thơ chế về tính tình con gái 3 miền đã khiến chị em bức xúc và 'dậy sóng' phản đối. Từ một khổ thơ trong bài “Duyên tình con gái Bắc” của tác giả Nguyễn Tất Nhiên, một bài thơ chế về “tính tình con gái 3 miền” đã xuất hiện. Người đọc, đặc biệt là các chị em không khỏi phẫn nộ vì họ cho rằng, đây là võ đoán, là không có căn cứ. Với con gái Bắc, nhiều người rất bức xúc khi bị phản ánh không đúng sự thật. Xem thêm hanh phuc gia dinh tại eva.vn. Ngay cả với những người con gái sinh ra ở miền Trung và miền Nam cũng cho rằng, họ không thật sự được như trong bài thơ chế này. Mời chị em cùng đọc và chiêm nghiệm: Tính tình con gái 3 miền Con gái Bắc Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền Nhớ dịu dàng nhưng thâm ý khoe khoang Nhớ duyên dáng, ngây thơ... mà xảo quyệt Con gái Trung Em nhớ giữ tính tình người Trung nhé Nhớ hững hờ nhưng tranh đấu nội tâm Nhớ vui tươi nhưng đau khổ âm thầm Nhớ kín đáo đoan trang mà lãng mạn. Con gái Nam Em nhớ giữ tánh tình người Nam nhé Nhớ lanh chanh nhưng rất thiệt thà Nhớ nhiều lời nhưng không biết điêu ngoa Nhớ đanh đá, kiêu căng mà tốt bụng. Gái miền Nam, miền Trung ngoan hiền? (ảnh minh họa) Anh bạn của tôi là người miền Nam, thường nói rất thích con gái Bắc. Bởi con gái Bắc đảm đang, chịu thương chịu khó, cái gì cũng biết làm. Nói về chuyện làm dâu, con gái Bắc là đảm nhất, họ vừa sắc sảo vừa chăm chỉ. Họ có thể lo chuyện kiếm tiền, lo chuyện kinh tế gia đình một cách ổn thỏa, lại còn biết chiều chồng chăm con. Tôi thấy anh ấy nói có lý, không sai vì nhiều cô gái Bắc đã cho tôi thấy điều đó. Anh còn nói chỉ lấy con gái Bắc làm vợ và ra sức kiếm tìm người con gái ưng ý. Xem thêm cách cung hoàng đạo tại eva.vn Thế nhưng, khi đọc bài thơ chế về ‘tính tình con gái 3 miền’, tôi lấy làm lạ. Tại sao họ lại cho rằng con gái Bắc ‘giả tạo’, còn con gái miền Nam, miền Trung thì dịu dàng, nết na. Tôi không phủ nhận, chỉ cần nghe giọng con gái Huế, người ta có thể chết mê chết mệt mà chưa cần nhìn mặt. Cũng không phủ nhận, khi nghe con gái Nam ‘dạ dạ vâng vâng’, người ta đã thấy họ dễ thương vô cùng. Nhưng, không phải ở đâu cũng toàn người tốt và ở đâu cũng toàn người xấu. Cũng không thể ‘vơ đũa cả nắm’ khi nhìn nhận một vài ‘gương mặt’ để đánh giá cả tập thể lớn. Một vài độc giả đã tỏ ra rất bức xúc về chuyện này, họ bình luận trên cộng động mạng. Độc giả ở địa chỉ Tuanan…@ cho rằng: “Dù mình là con gái miền Trung nhưng mình thấy điều này không hẳn là đúng. Ở đâu cũng có người này người kia, thế nên mình cũng không dám nhận như vậy. Công nhận là người miền Trung chịu thương chịu khó thật, họ cũng rất biết phấn đấu vì miền Trung nhiều vùng còn quá nghèo so với miền Nam và Bắc. Nhưng đâu phải là nết na, dịu dàng, hay đoan trang lãng mạn như bài thơ này phản ánh đâu”. Xét cho cùng, nhìn người không nên nhìn qua hình thức, cũng không ‘adua’ theo tập thể. (ảnh minh họa) Ngay cả đến các cô gái miền Trung cũng không dám nhận mình như thế. Còn có độc giả tỏ ra rất bức xúc, có lẽ đó là cô gái miền Bắc. Lanngochoa…@... bình luận: “Đã tiếp xúc với con gái Bắc chưa mà phán xét, đã hiểu họ là con người thế nào chưa mà ‘vơ đũa cả nắm’. Xin mấy anh mấy chị hãy nhìn nhận con người một cách khách quan tí. Tôi thấy con gái Bắc là nhất, họ ghê gớm thật đó, nhưng đó là họ sắc sảo, họ dám làm, dám chịu, dám sống. Họ có thể chua ngoa nhưng không phải là người đểu giả. Họ chịu thương chịu khó, chịu đựng được vất vả. Và với gia đình họ yêu thương, quan tâm hết lòng. Tôi thấy con gái Bắc vẫn là nhất, và cũng chẳng dám chê con gái Trung, Nam”. Xem thêm tin hay tại eva.vn Có người thì lại cho rằng, “con gái miền Nam chỉ biết ăn chơi, ăn bám vào bố mẹ chứ không biết nai lưng kiếm tiền, chịu thương chịu khó như gái miền Bắc và miền Trung”. Bạn đọc ở địa chỉ chungthuy…@ tỏ ra khá bức xúc khi con gái miền Nam được khen ngợi như vậy. Một độc giả thì lại cho rằng, đây có lẽ là bài thơ sáng tác của một tác giả bị thất tình, và bị con gái Bắc ‘đá’, thế nên ‘ôm hận’và chê bai con gái Bắc. Thật ra, đó chỉ là một bài thơ chế vui vui, nhưng lại khiến chị em ‘dậy sóng’. Vì đó là một cái nhìn quá thiên vị và thiếu cơ sở, ở đâu cũng có người này, người kia. Xét cho cùng, nhìn người không nên nhìn qua hình thức, cũng không ‘adua’ theo tập thể. Ta chỉ đánh giá con người khi ta đã thực sự tiếp xúc với họ, nói chuyện với họ và nhìn nhận cách sống, cách đối nhân xử thế của họ với những người xung quanh. Chị em dù là gái Trung, Nam hay Bắc, thử nhìn lại mình và cho ý kiến xem nhé. |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|