Trở lại   Chợ thông tin Cứu hộ Việt Nam > CÀ FÊ - GIẢI TRÍ - GIAO LƯU > Quảng cáo - Rao vặt - Mua bán
Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 25-09-2017, 08:01 PM
reviewdao2209 reviewdao2209 đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Sep 2017
Bài gửi: 18
Mặc định Những điều cần biết về bệnh tiểu đường

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Những điều cần biết về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh không lây nhiễm và đang là căn bệnh của thời đại có liên quan đến yếu tố di truyền, tuổi thọ, tập quán ăn uống và sinh hoạt. Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường đang có xu thế ngày càng tăng nhanh, ước tính hiện nay trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc, chiếm 95% là tiểu đường týp 2 tức là tiểu đường vô căn ở người lớn tuổi. Công tác truyền thông phòng chống tiểu đường trên các thông tin đại chúng hoặc qua sách báo, internet về bệnh tiểu đường cũng đã phổ biến khá nhiều nhưng có lẽ được viết với xu hướng thương mại hóa, nặng về chuyên môn, giới thiệu nhiều về thuốc điều trị, thực phẩm chức năng và máy đo đường huyết cá nhân nên làm người bệnh rối thông tin; thầy thuốc chuyên khoa cũng có tư vấn cho người bệnh nhưng thời gian của bác sĩ quá ít do áp lực quá tải nên trao đổi thông tin không được đầy đủ làm cho bệnh nhân nghe cái được, cái mất, dẫn đến có người bệnh thì kiêng cử quá mức đến hạ đường huyết, gầy mòn, suy giảm sức khỏe và ngược lại cũng có bệnh nhân chủ quan vẫn cứ thoải mái vô tư trong sinh hoạt và ăn uống có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nhân ngày Thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường (14/11) với Thông điệp năm nay: “Hãy kiểm soát bệnh đái tháo đường ngay bây giờ”, xin cung cấp một số thông tin chủ yếu để cộng đồng và cá nhân tham khảo.

Tham khảo : glucerna.com.vn

1. Bệnh tiểu đường týp 2 là bệnh đương nhiên người già nào cũng sẽ mắc phải ?

Không phải vậy, tuổi cao trên 40 tuổi chỉ là một yếu tố nguy cơ trong những yếu tố nguy cơ khác. Người càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng mắc bệnh tiểu đường týp 2 càng nhiều hơn.

2. Cha mẹ mắc bệnh tiều đường thì chắc chắn con sẽ mắc bệnh tiêu đường về sau ?

Y học có nói về yếu tố di truyền về bệnh tiểu đường có liên quan đến chủng tộc, giòng họ và gia đình. Nếu có cha mẹ mắc bệnh tiểu đường thì trong số con sinh ra sẽ có người mắc bệnh tiểu đường. Do đó những người có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường thì nên cố gắng loại trừ bớt những yếu tố nguy cơ khác để giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường.

3. Còn có yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường týp 2 nào khác ?

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường khác, gồm:

- Ăn nhiều chất bột, đường, ví dụ như dân ta chuyên trồng lúa nước nên có truyền thống ăn rất nhiều cơm, bột gạo, bột nếp trong khi thức ăn (cá, thịt, trứng, sữa) lại rất ít; Sử dụng nhiều thực phẩm chứa nhiều đường trong các món ăn cổ truyền: các loại kẹo, các loại bánh, chè...

- Ít tập thể dục thể thao, ít vận động: khi xưa nại lý do kinh tế khó khăn nên người dân tay lấm chân bùn trong lao động mấy ai nghĩ đến thể thao, thể dục. Ngày nay kinh tế khá hơn, người dân mất dần thói quen đi bộ, đi xe đạp hoặc nại vì bận bịu công việc làm ăn nên cũng không có thời gian tập luyện. Phong trào tập thể dục giửa giờ ở các cơ quan giờ không còn mấy nữa.

- Kinh tế khá hơn, đa số dân ta đua nhau lạm dụng bia, rượu, có năm uống đến hơn 3 tỷ lít bia, đứng nhất nhì trong khu vực. Bia cũng là một dạng đường lên men, uống nhiều sẽ chuyển thành mỡ tích trữ ở bụng, béo bụng làm tăng nguy cơ tiểu đường rất cao.

- Bệnh béo phì đang dần là nguy cơ lớn vì tỷ lệ người béo phì đang tăng nhanh, nhất là ở học sinh tiểu học, ở thành phố khoảng 13% và nông thôn khoảng 4% và tỷ lệ béo phì ở người lớn tuổi khoảng hơn 45%.

- Những phụ nữ có tiền căn tiểu đường khi mang thai hoặc đẻ con nặng > 4kg.

- Những người có tiền sử rối loạn chuyển hóa đường (những người có mức đường huyết từ 121 – 140mg/ L khi đói)

4. Nguyên tắc phòng chống bệnh tiểu đường týp 2 ?

- Cần có ý thức phòng bệnh tiểu đường từ khi còn nhỏ tuổi, tức là thực hiện những biện pháp phòng chống nguy cơ mắc tiểu đường thành thói quen như: tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, nếu không có điều kiện tập một lần thì tập nhiều lần; Hạn chế ăn quá nhiều chất bột. đường: không ăn nhiều cơm, bún, bánh mì…, hạn chế sử dụng đường, kẹo, bánh ngọt và uống nước ngọt thay nước thường (vì hiểu lầm uống vậy là sang, là hợp vệ sinh); Chống béo phì: duy trì chỉ số thân khối từ 18 – 25, hoặc lấy chiều cao (cm) – (100 + tuổi/10) là số cân nặng thích hợp; Hạn chế ăn thức ăn nhanh: bánh ngọt, fastfood, bánh mì lốp, hambuger, …; Không nên tập uống bia, rượu lúc nhỏ.

- Khi tuổi đã 40 nên kiểm tra đường huyết ít nhất 1 lần/năm và nên nhớ chỉ có kiểm tra đường huyết sau khi nhịn ăn khoảng 8 tiếng thì mới xác định được bạn có mắc tiểu đường hay không.

5. Nguyên nhân gây ra những biến chứng của bệnh tiểu đường týp 2 ?

Đường huyết tăng cao là nguyên nhân gây ra biến chứng ở các mạch máu ở người đái tháo đường. Trước đây, người ta nhận thấy tăng đường huyết khi đói (trước ăn) là nguyên nhân chủ yếu gây ra các biến chứng. Tuy nhiên gần đây, các nhà khoa học thấy rằng, tăng đường huyết sau ăn cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra các biến chứng, đặc biệt là trên mạch máu lớn như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, loét bàn chân. Vì vậy, người bệnh cần biết đến chỉ số đường huyết trong một số thức ăn hằng ngày, cần chú ý tránh hoặc hạn chế loại thức ăn có chỉ số đường huyết cao.

Chỉ số GI (Glycemic index) của một thực phẩm được phân loại: thấp, trung bình hoặc cao. Thực phẩm có chỉ số GI cao thường chứa loại đường glucose hấp thu nhanh. Điều đó có nghĩa là sau khi ăn các thực phẩm loại này, thì mức đường glucose trong máu sẽ tăng vọt lên rất nhanh, nhưng cũng giảm nhanh ngay sau đó. Trong khi đó, các thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn vì mức đường huyết được tăng lên từ từ đều đặn, và cũng giảm xuống một cách chậm rãi giúp giữ được nguồn năng lượng ổn định, có lợi hơn cho sức khỏe và trí não.

6. Những kiêng cử cần thiết về ăn uống trong bệnh tiểu đường týp 2 ?

- Hạn chế ăn nhiều chất bột đường, chỉ chiếm 60% năng lượng hàng ngày: ăn 2 chén cơm/bữa ăn chính; ăn tăng chất đạm (cá, trứng, thịt, sữa, đậu) để giảm cảm giác đói là một điều cần chú ý; ăn dầu, mỡ ước khoảng 20 – 30ml/ ngày; Ăn nhiều rau, trái cây khoảng 500g/ngày. Trong bữa ăn nên có nhiều loại thực phẩm (khoảng 20 loại), cân bằng các chất (tinh bột, đạm, dầu mỡ và rau củ quả) chế biến ra nhiều món ăn sẽ làm chậm hấp thu đường và đường huyết sẽ tăng chậm. Hạn chế ăn những chất có chỉ số đường quá cao > 55 (IG: Index glucose) cao: cơm trắng, bún, phở, các loại bánh làm từ bột gạo xay nhuyễn (bánh xèo, bánh đúc, bánh bột lọc, bánh bò), bánh mì trắng, bánh bao không nhân, đường các loại, mật ong, trái cây quá ngọt (mít, xoài, vải, nhãn, …). Khi đã mắc bệnh tiểu đường thì nên chấm dứt sử dụng bia, rượu, nước ngọt. Không nên ăn quá no một lúc, nếu có điều kiện nên chia ra 3 bữa ăn chính và vài bữa ăn phụ (sáng: 20%, trưa: 30%, tối: 30%, gần trưa: 10%, xế: 10%).

Những gì không hạn chế (nêu trên) thì tùy điều kiện mà dùng, gia đình và bản thân không nên tự nghĩ ra hoặc nghe lời mách bảo rồi ép buột bệnh nhân thực hiện những điều kiêng cử quá mức và vô lý chỉ làm tăng sức ép tâm lý và gây suy nhược cho người bệnh và có khi vì kiêng cử quá mức lại gây thêm bệnh khác.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 07:29 PM

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.

SangNhuong.com thiết kế